Giải đáp thắc mắc: Một trận bóng đá có mấy trọng tài? 

Theo quy định của FIFA, một trận bóng đá có mấy trọng tài? Mỗi trọng tài nắm giữ những nhiệm vụ và quyền hạn gì? Đọc bài viết dưới đây của chúng tôi để được giải đáp nhé!

I. Một trận bóng đá có mấy trọng tài?

Cùng với các cầu thủ trên sân, các vị trọng tài bóng đá cũng có vai trò quan trọng trong mỗi trận đấu. Theo quy định của FIFA, một trận bóng đá có mấy trọng tài? Câu trả lời là 4 trọng tài trong mỗi trận đấu gồm 1 trọng tài chính, 2 trọng tài biên và 1 trọng tài bàn. Ở mùa giải Europa League 2009, FIFA đã cho áp dụng mô hình 5 trọng tài (bổ sung thêm 1 trọng tài tại đường biên ngang gần với khung thành). Sau năm 2010, FIFA đã áp dụng thử mô hình 6 trọng tài bao gồm 4 trọng tài như cũ và bổ sung thêm 2 trọng tài hỗ trợ tại 2 đường biên ngang ở khung thành.

Như vậy, trong một trận đấu sẽ có 4 hoặc 6 trọng tài tùy thuộc vào từng giải đấu và quyết định của ban tổ chức. Nhưng số lượng trọng tài thông thường vẫn là 4. Ngoài ra, gần đây FIFA đã cho phép sử dụng công nghệ Var để hỗ trợ trọng tài chính đưa ra quyết định chính xác hơn trong các tình huống phạm lỗi.

II. Nhiệm vụ và quyền hạn của các trọng tài

Mỗi trọng tài trên sân đều đảm nhận những nhiệm vụ và quyền hạn riêng, cùng tip football đi tìm hiểu chi tiết qua phần tiếp theo:

1. Trọng tài chính

mot-tran-bong-da-co-may-trong-tai-1

Trọng tài chính đưa ra các hình thức xử phạt

Đây chính là vị trọng tài được khán giả chú ý nhất. Trọng tài chính luôn phải bám sát phía sau các cầu thủ trên sân, đòi hỏi thể lực tốt, theo dõi chuyển động của mọi đường bóng, ngoài ra phải cảnh giác, thể lực tốt và con mắt tinh tường mới có thể nhìn rõ tình hình và đưa ra quyết định đúng đắn.

Trọng tài này có toàn quyền trên sân, họ là người hiểu rõ nhất luật bóng đá và là người đưa ra quyết định cuối cùng. Dù quyết định của họ đúng hay sai thì tất cả các cầu thủ và thậm chí cả huấn luyện viên đều phải lắng nghe. Chính vì vậy mà trong nhiều trường hợp, một sai sót nhỏ của trọng tài cũng có thể khiến trận đấu trở nên căng thẳng, không chỉ người hâm mộ mà cả các cầu thủ cũng sẽ liên tục lên tiếng phản đối, thậm chí nghiêm trọng hơn có thể họ gây gổ với trọng tài.

Quyền hạn:

  • Đưa ra các hình thức xử phạt.
  • Yêu cầu bất cứ ai có hành vi vi phạm ra khỏi sân (cầu thủ, huấn luyện viên, khán giả, quan chức,…).
  • Tạm dừng và tiếp tục trận đấu.

Nhiệm vụ:

  • Tuân thủ luật bóng đá.
  • Công bằng trong quyết định.
  • Kiểm tra sân và bóng trước khi bắt đầu trận đấu.
  • Đảm bảo trang phục thi đấu của các cầu thủ đúng với quy định.
  • Đảm bảo cầu thủ bị thương được chăm sóc kịp thời.
  • Theo dõi thời gian trận đấu.
  • Khi có tình huống không quan sát kỹ hoặc khó đưa ra quyết định, tham khảo ý kiến của các trọng tài còn lại.
  • Ghi lại các diễn biến chính; các cầu thủ vi phạm; những tình huống xảy ra trước, trong và sau trận đấu, sau đó nộp bản báo cáo cho ban tổ chức.

2. Trọng tài biên

mot-tran-bong-da-co-may-trong-tai-2

Hỗ trợ trọng tài chính trong việc thực thi luật bóng đá

Hai trọng tài biên phân bố đều ở hai bên sân, đứng đối diện nhau. Họ sẽ đảm nhận nhiệm vụ chạy dọc đường biên và phát hiện những sai lầm của cầu thủ. Có rất nhiều loại lỗi phạt đền mà các trọng tài biên này phải lưu ý, nhưng đáng chú ý nhất trong số đó là lỗi việt vị, trọng tài chính gần như không thể xác định kịp thời và chỉ có thể trông chờ vào việc giương cờ của trọng tài biên để thổi phạt.

Ngoài ra, có thể kể đến những sai lầm như bóng chạm tay, những động tác thừa của các cầu thủ trên sân. Trọng tài biên sẽ giương cờ và có thể nói chuyện trực tiếp với trọng tài chính để trao đổi tình huống thổi phạt.

Trọng tài biên cần phải có thể lực tốt, có khả năng chạy lên chạy xuống trong phạm vi của mình, đồng thời cần có tầm nhìn tốt và có khả năng nhận biết lỗi ở xa trung tâm, điều mà các trọng tài chính thường khó quan sát trong những tình huống này.

Quyền hạn:

  • Hỗ trợ trọng tài chính trong việc thực thi luật bóng đá.
  • Đưa ra ý kiến hỗ trợ trọng tài chính trong những trường hợp cần thiết.
  • Quyết định đội hưởng quả đá phạt góc, ném biên.
  • Hỗ trợ kiểm soát sân trong các tình huống đá phạt đền.

Nhiệm vụ:

  • Quan sát, chỉ ra lỗi vi phạm với trọng tài chính khi trọng tài chính không phát hiện.
  • Xác định các tình huống bóng ra ngoài vạch vôi.

3. Trọng tài bàn

Tùy trọng tài bàn không phải di chuyển nhiều như những vị trọng tài ở trên nhưng trọng tài bàn đóng vai trò vô cùng quan trọng. Họ sẽ không có mặt trực tiếp trên sân đấu mà họ chủ yếu quan sát trận đấu từ phía hậu trường, để ý những lỗi mà những vị trọng tài ở trên sân không nhận ra, sau đó báo lại cho trọng tài chính. Ngoài ra, họ cũng kiểm soát tính chính xác của bàn thắng, số lượng thay đổi người cũng như tính toán số phút bù giờ mỗi hiệp đấu.

Quyền hạn:

  • Hỗ trợ trọng tài chính trong việc thực thi luật bóng đá.
  • Đưa ra ý kiến hỗ trợ trọng tài chính trong những trường hợp cần thiết.

Nhiệm vụ:

  • Quản lý việc thay người của các đội.
  • Quản lý thời gian đá bù giờ.

4. Trọng tài Var

mot-tran-bong-da-co-may-trong-tai-3

Công nghệ VAR – kỹ thuật sử dụng video để hỗ trợ trọng tài

Gần đây, khán giả bóng đá chắc chắn đã nghe đến công nghệ VAR – kỹ thuật sử dụng video để hỗ trợ trọng tài. Công nghệ đảm bảo rằng mỗi trận đấu đều công bằng hơn. Nhiều trường hợp tranh chấp giữa trọng tài chính và trọng tài biên, bàn thắng không được công nhận, phạt đền vô lý có thể được làm sáng tỏ nhờ công nghệ VAR. Do đó, FIFA đã bổ sung thêm hai trọng tài phụ trách VAR để theo dõi cẩn thận hồ sơ VAR từ nhiều góc độ và thông báo cho trọng tài khi có nghi ngờ.

III. Kết luận

Đến đây chắc hẳn bạn đọc đã biết được chính xác một trận bóng đá có mấy trọng tài rồi phải không. Hy vọng bài viết đã mang đến những kiến thức hữu ích liên quan đến bóng đá. Đừng quên thường xuyên truy cập website để cập nhật thêm nhiều bài viết mới nhất nhé!